QUẢN LÝ BAR – CAFE (BAR – COFFEE MANAGER)

0
1108
Ngày nay ngành du lịch trong nước phát triển, cùng với sự phát triển nở rộ của hệ thống Nhà hàng – Khách sạn, quầy Bar… nhu cầu tuyển dụng những ngành nghề dịch vụ như Pha chếBartenderBaristaquản lý Bar vì thế mà trở nên nhiều hơn. Đặc biệt ngành quản lý Bar – đang là xu hướng được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, cân nhắc trên con đường chọn lựa nghề nghiệp.
Mức lương của quản lý Bar cũng khá ổn định và ngoài ra còn có nhiều cơ hội thăng tiến, chính vì thế quản lý Bar trở nên hấp dẫn và thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, ngành nghề này vẫn còn khá mới và chưa được nhiều người biết đến, bên cạnh đó cũng có một số bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ về tính chất của công việc quản lý Bar là như thế nào, nên dẫn đến việc thường hay bị hoang mang khi chọn theo học.
Thường thì nhiệm vụ và trách nhiệm của quản lý Bar khá nhiều và rất quan trọng.
Quản lý Bar – đang là xu hướng chọn lựa nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Quản lý nhân viên

1. Quản lý nhân sự của quầy Bar, theo dõi và kiểm tra giờ vào làm việc của nhân viên, phân công việc cho nhân viên.
2. Đôn đốc, nhắc nhở, chỉnh đốn nhân viên về tác phong, vị trí làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, đồng phục, cách bày trí trên Bar…
3. Họp nhân viên để nhắc nhở, động viên, khen thưởng và truyền thông tin từ cấp trên (nếu có).
4. Kiểm soát nhắc nhở nhân viên phục vụ, phụ bar và các Bartender thực hiện đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, trình bày đẹp.
5. Đào tạo, đánh giá năng lực của từng nhân viên trong quầy Bar.
Giám sát, nhắc nhở nhân viên đảm bảo về chất lượng, trình bày đẹp mắt thức uống.
Theo dõi, giám sát tình hình tại quầy Bar
1. Kiểm soát số lượng hàng hóa đầu giờ nếu thiếu thì đặt hàng ngay để đáp ứng đầy đủ cho hoạt động hằng ngày trên quầy Bar.
2. Kiểm soát xuất nhập tồn và hao hụt hàng hóa. Ghi lại biên bản hủy hàng hóa, đồ uống, nguyên vật liệu đối với quầy Bar theo quy trình. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào.
3. Kiểm soát tình hình thu chi hằng ngày trên quầy Bar, phải tìm hiểu nguyên nhân khi có những biến đổi doanh thu đột biến.
4. Kiểm tra cách trưng bày hàng hóa, sao cho bắt mắt và phải thường xuyên thay đổi, quản lý tài sản, công cụ dụng cụ tại quầy.
5. Xây dựng tiêu chuẩn đồ uống, thiết kế menu quán.
6. Kiểm tra vệ sinh trong và ngoài quầy Bar.
7. Làm báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần nộp cho cấp trên.
Đối ngoại, xây dựng mối quan hệ
1. Tiếp cận, xã giao, làm quen với khách hàng.
2. Nên lưu ý và thường xuyên để mắt đến các khách nữ uống nhiều để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết (đối với quản lý quầy Bar tại các quán Bar, Club và Nhà Hàng – Khách Sạn).
3. Tạo không khí tươi vui, thân thiết mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái dễ chịu.
4. Thiết lập, xây dựng những chương trình khuyến mãi, hậu mãi, có chiến lược chăm sóc và phát triển nguồn khách hàng.
Thức Uống Đặc Biệt
Giúp khách hàng có những trải nhiệm đáng nhớ về đồ uống tại quầy.
Bên cạnh đó người quản lý Bar cũng cần có một số kỹ năng sau
1. Set up đồ uống theo mô hình tiệc phổ biến.
2. Marketing cơ bản.
3. Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc.
4. Kỹ năng lập kế hoạch.
5. Vai trò và trách nhiệm của người quản lý.
6. Hoạch định tài chính.
7. Kỹ năng pha chế.
8. Ứng xử và giao tiếp.
9. Tiếng Anh giao tiếp tốt.
10. Quản lý và lãnh đạo.
Với phần mô tả công việc và kỹ năng của quản lý Bar ở trên cho ta thấy được đây không phải là nghề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ, khi bước vào nghề này ta sẽ phải học hỏi và am hiểu khá nhiều thứ. Không có công việc nào thật sự bạn phải trải nghiệm để hiểu chiều sâu của sự phức tạp và thách thức của nó.
Nếu muốn có một chỗ đứng với mức thu nhập ổn định tại các quán Bar, Club và Nhà Hàng – Khách Sạn chuyên nghiệp hay tại các hệ thống chuỗi quán café nổi tiếng thì người quản lý Bar cần có kinh nghiệm, bằng cấp và kiến thức vững vàng. Để đạt được những điều này việc đầu tiên bạn cần tìm kiếm cho mình một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng.
0 0 votes
Article Rating
Bartender 2016
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments