Tìm hiểu về Barista

0
409

1/ Lịch sử hình thành

Theo một số nguồn tư liệu khá phổ biến trong lịch sử hình thành nghề Pha chế thức uống của người Phương Tây, thì trong tiếng Anh, người Pha chế các thức uống được gọi là “Bartender”. Trong tiếng Ý, người Pha chế các thức uống được gọi là “Barista”.

Dần dần về sau này, vì tính chất công việc của một Barista và Bartender khác nhau, nên nó dần trở thành danh từ riêng được thống nhất để gọi cho các nghệ nhân pha chế thức uống này là : Bartender là giành cho những người, nghệ nhân pha chế rượu và Barista là giành cho những người, nghệ nhân pha chế các thức uống từ cà phê.

Một người Barista chính hiệu được xem như là một “nghệ nhân” trong việc pha chế cà phê. Một Barista mẫu mực phải là một quyển “từ điển sống” về cà phê: từ lịch sử của từng loại hạt cà phê, quá trình rang, xay, cách lựa chọn cà phê hạt, quá trình xay cà phê trong quy trình pha chế, truyền thống các loại thức uống từ cà phê bắt nguồn từ đâu…

Barista là một người nghệ sĩ khi thổi hồn vào các ly cà phê, khiến chúng trở nên ngon hơn, có mùi vị đặc biệt. Không những thế, họ còn có khả năng “biến hóa” tách cà phê thành các tác phẩm nghệ thuật qua đôi bàn tay khéo léo bằng các sản phẩm thức uống cà phê sáng tạo.

Để cho các loại thức uống trở nên hấp dẫn, đẹp mắt hơn, Barista dùng Latte Art – nghệ thuật vẽ hình trang trí.

2/ Sự tỉ mỉ, khéo léo

Công việc của một Barista yêu cầu phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo từ khâu đong đo bột cà phê, thời gian để pha 1 tách cà phê, cách tạo bọt sữa… cho đến việc vẽ hình trang trí. Vị giác và khứu giác tốt cũng giúp ích rất nhiều cho Barista trong việc đánh giá hương vị của tách cà phê.

3/ Nhu cầu tuyển dụng Barista

Nhu cầu tuyển dụng Barista hiện nay vẫn rất lớn. Barista có thể làm việc tại các quán cà phê, quầy pha chế khách sạn. Nếu yêu thích công việc này, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo nghề, các trường dạy nghiệp vụ khách sạn hoặc các khóa huấn luyện của các thương hiệu cà phê nổi tiếng có mặt tại Việt Nam.

Tiêu biểu như Starbucks Việt Nam mở các khóa đào tạo miễn phí cho ứng viên muốn trở thành nhân viên Barista của cửa hàng. Sau 4 tuần, những học viên nào vượt qua được vòng sát hạch sẽ được nhận làm nhân viên chính thức.

Việc tìm hiểu thêm những thông tin, tài liệu về các loại cà phê, văn hóa thưởng thức cà phê giúp sẽ giúp ích rất nhiều cho Barista trong công việc. Bởi đó là “vốn” kiến thức để bạn trò chuyện với những khách hàng có đam mê với cà phê cũng như sáng tạo ra những loại cà phê có hương vị đặc biệt mang thương hiệu của riêng bạn.

0 0 votes
Article Rating
Bartender 2016
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments