Muốn Khuynh Đảo Thế Giới Pha Chế Bartender Cần Nắm Bộ Thuật Ngữ Này

0
1188

Cocktail, Neat, On the rocks, Shaker, Barspoon, Strainers… là những thuật ngữ phổ biến trong ngành pha chế mà bất kỳ Bartender nào cũng cần nắm rõ. Đó được xem là kiến thức nhập môn giúp bạn hiểu hơn về nghề, biết cách phân biệt, tránh nhầm lẫn và thể hiện được sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc.

Nắm và hiểu thành phần của các loại thức uống giúp bạn pha chế chuẩn xác theo nhu cầu thực khách. Nắm và hiểu chức năng của từng dụng cụ giúp bạn sử dụng đúng chúng khi cần. Các Bartender chuyên nghiệp chắc hẳn đã quen thuộc kiến thức này nhưng với người mới bắt đầu theo đuổi con đường “lắc shaker” thì không phải ai cũng “nằm lòng”. Để giúp Bartender nhập môn một cách hoàn hảo, SBA đã tổng hợp lại các kiến thức liên quan tới nghề dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Tên gọi thức uống và cách pha chế

– Cocktail và mocktail:

Cocktail là thức uống hỗn hợp có chứa rượu. Một ly cocktail thường bao gồm rượu nền, rượu mùi và các loại nước ép hoặc siro trái cây, sữa, mật ong, kem… cùng phụ gia khác. Cocktail mang đến cảm giác kích thích, sảng khoái cho người thưởng thức.

Mocktail được xem là phiên bản không cồn của cocktail, phù hợp nhiều độ tuổi khác nhau. Cách pha chế mocktail cũng tương tự như cocktail, điều khác biệt duy nhất chính là các Bartender sẽ loại bỏ rượu ra khỏi chúng.


Bartender phải nằm lòng các loại thức uống mới pha chế đúng vị – Ảnh: Internet

– Neat: Là phương pháp pha chế cocktail chỉ sử dụng hương vị hoàn toàn nguyên chất của các thành phần mà không thêm đá. White Lady, Saketini, B52… là những loại cocktail pha chế theo phương pháp này.

– Soda out: Những loại thức uống được rót soda lên trên (tức soda là nguyên liệu cuối cùng được đưa vào) như Americano, Negroni, Tom Collins, Gin Fizz… đều được gọi chung là soda out.

– Straight-up: Là thuật ngữ dùng để chỉ những loại cocktail được pha chế cùng với đá để giữ có độ mát lạnh vừa phải, sau đó Bartender sẽ lọc đá đi và phục vụ cocktail cho thực khách uống ngay.

– Base: Dùng để chỉ các loại rượu nền dùng trong pha chế coccktail như Rum, Gin, Brandy, Whisky, Vodka…

Dụng cụ pha chế

– Shaker: Hay còn có tên gọi là bình lắc, một dụng cụ không thể thiếu với Bartender. Những con dao quý với người Đầu bếp thế nào thì Bartender cũng nâng niu “bạn đồng hành” shaker của mình như vậy. Shaker dùng để lắc, trộn các nguyên liệu tạo nên những món thức uống hấp dẫn khác nhau. Có 2 loại shaker phổ biến là:

  • Standard Shaker: Được làm bằng thép không gỉ gồm có 3 phần. Phần thân bình có sức chứa từ 8 đến 24 ounces, 1 đầu lọc và 1 nắp đậy.
  • Boston Shaker: Có cấu tạo gồm 2 phần, phần thân làm bằng inox và phần còn lại từ thủy tinh.

– Các loại ly thủy tinh đựng thức uống: Tùy vào từng loại đồ uống, rượu mà Bartender sẽ sử dụng các kiểu ly, cốc tương ứng để làm nổi bật lên sự đặc biệt của món thức uống này. Ví dụ như rượu vang đỏ thì nên dùng ly Red Wine, Margarita thì dùng ly Margarita mới hợp…


Mỗi loại thức uống cần có ly đựng phù hợp – Ảnh: Internet

– Strainers (dụng cụ lọc): Trong giới Bartender, có hai dụng cụ lọc sử dụng phổ biến nhất là Julep Strainer và Hawthorne Strainer.

  • Julep Strainer: Có bề ngoài giống chiếc muỗng quá khổ với rất nhiều lỗ nhỏ bên trong, thường vừa khít với ly thủy tinh Boston shaker, dùng để lọc đá hoặc hạt trái cây.
  • Hawthorne Strainer: Là một miếng kim loại có hình đĩa hao hao như thìa xới cơm, phần đầu tròn được gắn thêm nhiều ống xoắn, dùng để đưa vào trong chai lọc đá và trái cây trước khi bắt đầu pha chế.

– Dụng cụ đong rượu: Mỗi món cocktail đều có hàm lượng rượu nền, rượu mùi… khác nhau, nếu sai lệch sẽ khiến hương vị trở nên khác biệt. Do đó, các Bartender cần có dụng cụ đong rượu để định mức chính xác hàm lượng pha chế.

– Channel Knife & Citrus Zester (dao tạo sợi trang trí): Chúng có nhiệm vụ tạo hình cho vỏ chanh, vỏ cam đẹp mắt để trang trí hoặc tạo hương vị tinh dầu thơm trong nhiều loại cocktail. Channel Knife & Citrus Zester có dạng hình vuông hoặc tròn ở đầu, có 1 lỗ nhỏ chính giữa tương thích với lưỡi dao giúp quá trình gọt vỏ cam hoặc chanh dễ dàng hơn.

Bạn yêu thích nghề Bartender? Bạn đang theo đuổi con đường Bartender chuyên nghiệp? Vậy thì, những thuật ngữ trên đây, bạn nhất định phải nắm rõ nhé.

0 0 votes
Article Rating
Bartender 2016
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments