[Dạy Pha Chế] Một tiết học tại lớp học pha chế Bartender của Hiệp Hội Bartender Sài Gòn có gì ?

0
1186

Đây là một video blog được thực hiện cùng Cà Rem Cà Phê trong một tiết học “quản lý Bar” của Khoá học pha chế Bartender tại Hiệp Hội Sài Gòn Bartenders :

Các bạn sẽ được nghiên cứu về các họ rượu mạnh (spirits), trong đó có họ rượu Brandy, có độ cồn trung bình 40, được sản xuất qua một quy trình phức tạp, tốn kém.

Rượu Brandy được sản xuất từ sự lên men của trái cây, đặc biệt là từ nho và táo. Thỉnh thoảng chúng ta nghe đến rượu Cognac hay Armagnac, chúng đều là họ rượu Brandy (Cognac và Armagnac chính là những vùng trồng nho để làm ra rượu Brandy mang đậm phong cách vùng miền nước Pháp).

Lý giải cho vấn đề trên có thể bắt đầu từ nguyên liệu làm rượu. Miền tây nam nước Pháp có vùng đất tên Cognac (gần Bordeaux) nổi tiếng với một giống nho trắng, nó chỉ cho chất lượng ngon nhất khi trồng tại đây. Rượu được sản xuất từ nho trồng tại vùng này mới được quyền gọi là rượu Cognac. Nhiều người đã thử đem giống này trồng nơi khác, kết quả thu hoạch nho không đủ tiêu chuẩn sản xuất rượu ngon như thế nên dân địa phương cũng chẳng ngại gì giống nho này bị người khác đem đi trồng nơi khác, họ chỉ thêm tự hào mà thôi. Armagnac là 1 vùng lân cận Cognac, trồng 1 giống nho khác tương tự nho trắng ở Cognac nhưng chất lượng rượu vẫn được xếp vào loại hàng đầu thế giới (chỉ sau Cognac). Chính phủ Pháp đã đăng ký tên Cognac và Armagnac như là 1 sỡ hữu độc nhất cho 2 vùng trên. Từ đó, các loại rượu sản xuất từ nguyên liệu không phải của 2 vùng trên, mặc dù cùng công thức sản xuất, chất lượng có cao đến đâu cũng chỉ được ghi trên nhãn là Brandy.

Nho thu hoạch làm rượu thường được thu hoạch vào tháng 10 hàng năm. Để có chất lượng nho cao nhất, người trồng nho phải cố gắng thực hiện các yêu cầu sau: nụ nho phải nở muộn để trái nho ngon nhất, trái nho phải chín muộn để tính acid cao, các chùm nho phải cách xa để tránh sâu, nấm.

Tất cả Brandy đều trải qua giai đoạn chưng cất phức tạp (2 lần). Thuật ngữ chuyên ngành rượu hay dùng từ “eaux-de-vie” (nước của cuộc sống) ám chỉ rượu Cognac sau giai đoạn chưng cất kép (lúc này rượu có màu trắng trong suốt, độ cồn xấp xỉ 70, không thể uống). Sau đó, rượu này mới được ủ trong thùng gỗ sồi (oak) trong thời gian quy định ít nhất phải 4 năm. Gỗ sồi chỉ cho chất lượng đủ tiêu chuẩn khi cây sồi được ít nhất 80 năm tuổi. Sau khi đốn xuống, cây sồi được để 2-3 năm mới sử dụng. Thùng gỗ sối làm từ 100% gỗ, tuyệt đối không dùng keo hay hóa chất để kết dính hay hàn kín.

Sau khi ủ rượu trong thùng gỗ sồi trong thời gian quy định, rượu sẽ dần giảm độ cồn xuống còn xấp xỉ 40 và ngã sang màu vàng óng của hổ phách do thẩm thấu với gỗ sồi.

Các ký hiệu mà ta thường thấy trên chai rượu Brandy như V.S, V.O, V.S.O.P hay X.O để mô tả chất lượng và giá cả rượu có quy ước sau:
+ V.S (very special) hoặc 3 stars: rượu được pha trộn từ khoảng 40 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4 năm.
+ V.O (very old) và V.S.O.P (very superior old pale): rượu được pha trộn từ khoảng 60 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4-6 năm.
+ X.O (extra old): rượu được pha trộn từ khoảng 100 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 6 năm trở lên.

Nút chai rượu Brandy phải được đóng bằng nút bần (một loại gỗ đặc biệt, có cả 1 ngành công nghiệp sản xuất nút bần cho Brandy). Đặc điểm của nút chai này sau khi đóng chai sẽ dãn nở khít chặt miệng chai tuyệt đối không cho không khí thẩm thấu. Lưu ý: chai rượu Brandy khi lưu trữ chỉ nên để đứng, không để nằm ngang vì rượu sẽ bị thấm vào nút bần sẽ bị hỏng mùi.

Đến với các lớp học pha chế tại Hội Bartenders Sài Gòn bạn sẽ được nếm thử rượu miễn phí, nếm thử nhưng không phải là nhậu cho xỉn nhé, mục đích của việc nếm này là để bạn nhận biết hương vị của rượu Brandy, để có thể dễ dàng pha chế ra các loại cocktail sau này, đồng thời hiểu rõ mùi vị đặc trưng của rượu Brandy như là Cognac, Armagnac.

Sài Gòn Bartenders
Xem Full Video tại đây:
0 0 votes
Article Rating
Bartender 2016
Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments